The post is not yet available in English. You can contribute the translation by sending to artofhosting.vn@gmail.com.
Sau khi khóa tập huấn Art of Hosting kết thúc, cộng đồng thực hành ở Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng như online đã có những thời gian gặp gỡ nhau, cùng ôn lại những trải nghiệm, bài học cũng như mong muốn bước đi cùng nhau như thế nào trong tương lai gần.
Cộng đồng thực hành Vòng tròn Circle Way Practitioner Vietnam cũng có một buổi gặp gỡ online giữa các thành viên mới và cũ có cùng trải nghiệm Art of Hosting đợt vừa rồi để cùng nhau nhìn lại và chia sẻ về câu hỏi mời gọi:
"Điều gì đã mở ra khi Art of Hosting 2024 khép lại?"
Cảm ơn các thành viên (chị Ái, chị Linh, chị Tâm, chị Trang, Duy, Sơn Hà, Ân, Hồng Anh, Nga) đã có mặt cùng vòng tròn chiêm nghiệm về hành trình AOH vừa rồi của chúng ta ở Bái Đính, Ninh Bình.
Với câu hỏi mời gọi, “Điều gì đang mở ra khi Art of Hosting 2024 khép lại?” làm trung tâm, cả vòng tròn đã có một vòng check-in rất dài để nghe nhau với câu hỏi đầu tiên: “Kể về 1 điều thú vị đã và đang diễn ra trong cuộc sống của mình sau Art of Hosting Training.”
Những thay đổi nhỏ to được kể lại trong vòng tròn để từng người được nhận ra, à thì ra, trải nghiệm của mỗi người đều thật khác. Ở mỗi nơi mình sống và làm việc, trải nghiệm Art of Hosting đã mang lại một món quà cho chính họ để bản thân học cách host chính mình. Có người lại mang theo về những vỡ vạc về cách mình “học” nhận sự chăm sóc từ người khác. Có người thì mau mắn đem những thực hành nho nhỏ để tạo không gian cho người khác.
Sau vòng check-in, cả nhóm đã có thời gian ngồi bên nhau theo cặp để kể chuyện lâu hơn một chút: “Kể lại một khoảnh khắc đã kết nối mình với một điều ý nghĩa/quan trọng của bản thân trong qúa trình diễn ra Art of Hosting?”
Khi quay trở lại vòng tròn lớn, có những đau đáu được chia sẻ trong vòng tròn về ý định được mời gọi những ai quan tâm về vấn đề biến đổi khí hậu, được cùng san sẻ và nói với nhau về cách chúng ta có thể chung sống với thiên nhiên, cũng như chung sống với những biến đổi khắc nghiệt đang xảy ra từng ngày.
Có thêm một ý định khác về việc mong muốn được nghe và học hỏi về cách host bản thân khi đang ở cùng người khác. Làm sao có thể giữ và thực hành tinh thần Art of Hosting khi đang ở cùng một nhóm người, và khi cảm xúc của mình dễ bị tác động?
Cả nhóm đã quyết đinh nán lại thêm 15 phút để nghe được nhau trọn vẹn và cùng check-out với câu hỏi: “Mình gói điều gì mang về sau vòng tròn ngày hôm nay?”
Mọi người có thể tham khảo thu hoạch từ chị Trang trong ảnh đính kèm. Cảm ơn chị Trang đã hỗ trợ thu hoạch, và cảm ơn Sơn Hà đã đồng hành bảo hộ vững vàng cùng anh trong vòng tròn hôm đó.
This post is not yet available in English. You can contribute a translation by sending it to artofhosting.vn@gmail.com.
Điều gì sẽ làm trái tim mình rung lên khi nhìn lại?
Trong vòng tròn của phòng tiêu chuẩn (dorm) 118, các thành viên đã chủ động thực hành 4 nếp (gấp), kĩ thuật Neo giữ không gian thông qua việc lắng nghe và chia sẻ nhu cầu lúc 10:30 đêm sau khi tham gia buổi Ăn mừng (chỉ có mừng chớ hẻm có ăn (tiệc) nhưng vui phát rồ (nhất là đội thua trong cuộc chiến Tên ải tên ai).
Chúng mình chọn ngồi lại cùng nhau trong không gian bao chứa vì muốn học hỏi từ trải nghiệm tham dự vào nhiều workshop khác nhau. Và trên hết, tụi mình muốn là được hiện diện cùng nhau trong dòng chảy cảm xúc “ta thuộc về nhau” trỗi dậy mạnh mẽ.
Tụi mình cũng có những phút giây tranh luận (nảy lửa). Nhưng rồi bằng nguồn cảm hứng của việc thực hành vai trò Người chăm sóc, người nhận sự chăm sóc, Người tự chăm sóc và Cộng đồng tự chăm sóc nhau, rất nhiều tiếng chuông cũng như vùng cam và đỏ – trong xác lập ranh giới an toàn trong mối quan hệ), những điều cần nói và muốn nói đã được nói ra với sự để tâm, được lắng nghe với sự chú tâm.
World cafe, Open Space Technology, các workshops nhỏ với nhiều chủ đề thú vị đã để lại dấu ấn sâu sắc với một số thành viên. Khi trải nghiệm đó được đúc rút và chia sẻ, chúng giúp cho một số thành viên khác được nhìn lại hành trình của mình và nhờ đó, họ có khoảnh khắc loé sáng (đầy hứng khởi). Sau cuối, tụi mình cũng hoan hỉ đi ngủ lúc 11:45 và hứa hẹn ngày mai, lúc ăn bữa cơm trưa sau chót sẽ chụp tấm hình đủ 9 người.
Cơ mà, bức hình đủ 9 con giời từ 3 vùng miền đã không được tạo ra vì đứa nào cũng mải ăn và nói! =)) Kể cả lúc thực hành Ăn trong chú tâm 5 phút cũng chẳng có đứa nào dành một sợi dây thần kinh để nhớ vụ ảnh ọt. Có lẽ, não chỉ tập trung cầu cho chuông reo hết giờ.
Đã sắp một tuần trôi qua kể từ lúc ôm nhau theo kiểu Brazil (ít nhất 3 người khác nhau), nhưng lúc này các khung lý thuyết, những tinh thần được trao truyền rất khác từ các người giữ lửa của chương trình Nghệ thuật chủ trì và Thu hoạch những cuộc hội thoại có ý nghĩa mới bắt đầu chảy thật chậm rãi bên trong mình.
Khi nhìn sâu hơn vào Art of Hosting, mình nhìn thấy sự giao thoa của nhiều chương trình khác mà mình được tham gia, từ Community Collaboration (MCH), Arts For Good (SIF), Search Inside Yourself (SIYLI). Tất nhiên, sẽ có những lúc mình rên rỉ, vò đầu bức tai đúng kiểu khởi sinh phải đi qua xáo trộn! Nhưng vì AoH có thể thực hành chỉ với những người sống quanh tôi. Những câu hỏi tinh quái/ đầy quyền năng hay bậc đá Chaordic, hoặc Pro-action cafe… thực sự có thể tạo nên bước nhảy vọt từ việc dành 10-15 phút/ ngày để nghiền ngẫm, thực hành.
Mình cảm thấy vô cùng biết ơn sự dấn thân, cống hiến, nuôi dưỡng và trí tuệ của nhóm chủ trì và 3 vị giữ lửa cho AoH 2024. Nhờ có sự tận tâm, chu đáo trong nếp Người chăm sóc của chú/ cô/ anh/ chị/ em mà mình đã được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của Người được chăm sóc. Và dù mình tin, mọi người sẽ luôn tự thực hành vai trò Tự chăm sóc cũng như nâng đỡ để Cộng đồng tự chăm sóc nhau, mình cũng dành nhiều hơn một sợi dây thần kinh và 1/4 trái tim để quan sát và chăm sóc các thành viên trong nhóm chủ trì khi có thể.
(c): ảnh mình chụp trong phần thực hành Nature Walk với suy nghĩ “điều gì sẽ làm trái tim mình rung lên khi nhìn lại?”
-Ai Van-
“Alo, celebrate đi Chị ơi”
Trước AoH, tôi có đặt cho mình một câu hỏi “Liệu có cách nào để vận hành lớp với ít hơn sự có mặt của mình không?”
Trong những cuộc trò chuyện đầu tiên với học viên diễn ra hôm qua, sau một tuần hoàn toàn vắng mặt, tôi thực sự rất bất ngờ với những khác biệt của mọi người. Tôi nhìn thấy sự thoải mái của bạn nói về chủ đề mà tuần trước tôi còn thấy bạn chật vật và căng thẳng. Tôi nhìn thấy sự hào hứng của một người khác kể về “aha moment” khi nhìn thấy giá trị của việc lặp lại, và niềm tin vào việc luyện tập. Những thay đổi trong tư duy học rõ nét khi mọi người được tạo không gian cho việc tự học được thực hành.
Suốt những năm làm giáo viên, tôi bị mâu thuẫn trong cách mình vận hành lớp học. Ước mong lớn nhất của tôi là nhìn thấy học viên có thể tự bước đi, nhưng lại ép mình đóng vai trò là người cầm tay chỉ việc. Tôi thấy áp lực trong việc đẩy học viên theo đúng lộ trình được vạch ra từ đầu, khi rõ ràng mỗi người có cách tư duy, tốc độ, và phong cách học rất khác nhau. Tôi thấy bất an khi mình không ở đó, và lo sợ người học sẽ đi chậm lại nếu vắng mặt mình.
Sau AoH, câu hỏi tôi muốn đặt lại là “Làm sao để mời sự tự học trong mỗi học viên, mà mình sẽ đóng vai trò là người đồng hành, hơn là định nghĩa giáo viên mà tôi đang giữ?”
Đường đi hình như đã mở ra dù vẫn còn vài điều chưa chắc chắn. Nhưng đây sẽ là thực hành đầu tiên, tôi sẽ tập tin tưởng vào học viên, như cách mà bạn nhắc lại tối qua: “Chị sẽ tin tưởng vào tiến trình và người đồng hành cùng mình”
Đang muốn nhắn cho Chị là: “Alo, celebrate đi Chị ơi”, nhưng biết là Chị đang bận.
Trời xinh, và Hân cũng vậy
-Hân Phạm-
Chúc bà con thu hoạch hiệu quả!!!
Hôm bữa mình có tham gia một lớp tập huấn về facilitation ở cơ quan, bỗng nhớ ra mình muốn dông dài mấy dòng về Thu hoạch. Trong Cẩm nang Đồng hành của AoH2024 mô tả như sau:
“Cộng đồng Art of Hosting đã ứng dụng thuật ngữ “thu hoạch” để miêu tả quá trình thu thập hoặc lưu giữ lại đầu ra/kết quả của các cuộc trò chuyện được chủ trì. Phép ẩn dụ tự nhiên này đáp ứng được sự phức tạp mang tính hệ thống của nhiệm vụ phải thực hiện. Nghệ thuật chủ trì và nghệ thuật thu hoạch như hai nửa của một tổng thể, song hành với nhau trong một điệu vũ.
Thu hoạch không chỉ là ghi chép. Để hiểu được sự phức tạp của nghệ thuật này, chúng ta hãy sử dụng hình ảnh một cánh đồng trồng lúa. Cánh đồng đó có thể được thu hoạch như thế nào? Trước hết ta hình dung một người nông dân sử dụng máy móc để gặt lúa, đập lúa và tách lấy thóc. Người nông dân có thể lựa chọn dự trữ lúa ở dạng thóc hay xay xát thành gạo, lựa chọn bán ngay hoặc lưu kho để đợi bán giá tốt hơn.”
…
“Tập hợp những nguyên tắc thực hành có thể ứng dụng vào quá trình thiết kế chiến lược thu hoạch cho các tiến trình đồng kiến tạo được viết tắt là PLUME (lông vũ), bao gồm Participatory (Đồng kiến tạo), Learning (Hỗ trợ sự học), Useful (Hữu dụng), Multi-modal (Đa phương thức) và Emergent (Khởi sinh).”
…
Theo những nguyên tắc trên, khi thu hoạch lúa thì mình cần có sự cùng-tham-gia của nhiều người, trong gia đình và trong cộng đồng. Ngày trước (mà có khi cả bây giờ), bà con vẫn còn đi cấy đổi công cho nhau, ấy là biểu hiện của sự hợp tác. Đồng-kiến-tạo còn thể hiện ở chỗ hộ gia đình, hợp tác xã, hay một cộng đồng có thể cùng nhau thảo luận để xem mình nên bán lúa/thóc cho ai, bán giá bao nhiêu, thay vì các nỗ lực cá nhân riêng lẻ để rồi bị ép giá.
Hỗ trợ sự học thì cũng rất quan trọng với thu hoạch cây trồng. Trong quá trình thu hoạch, người nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý đều có thể rút kinh nghiệm khi đón nhận thành quả. “Ồ, vụ này bón ít phân đạm đi, mà thu về cũng tốt lắm đó nha anh Tám” là một trong những câu mà mình thường nghe thấy trên đồng lúa chín. Hay “Vụ sau chắc tui thử áp dụng quy trình như nhà bác Năm coi, nghe đâu bán được giá cao hơn đó?” cũng là một ví dụ khá điển hình.
Hữu dụng thì đương nhiên rồi. Thu hoạch gạo để ăn, để bán, thu hoạch rơm để tái sử dụng sản xuất nấm rơm, làm nhiên liệu. Bán tươi thì cứ cắt rồi để lên bờ, thương lái tới tận ruộng mà mua. Còn mang về nhà trữ thì nhớ đóng vào bao cho tiện vận chuyển. Hữu dụng cũng nên đi cùng với hiệu suất.
Đa phương thức cũng khá rõ. Thu hoạch bằng các biện pháp thủ công, bằng liềm bằng hái. Hay thu hoạch bằng những thiết bị cơ giới hóa hiện đại, thậm chí được điều khiển hoàn toàn bằng AI. Quan trọng là chọn được công cụ hay phương thức phù hợp nhất với người tham gia.
“Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý rằng trong thực hành đồng-kiến-tạo, thu hoạch cũng là một tiến trình có tính khởi sinh. Ngay cả khi có hình dung rõ ràng về cách mình sẽ thu hoạch và lưu giữ những bài học, góc nhìn, hành động và dữ liệu từ một tiến trình, chúng ta vẫn cần cho phép sự trỗi dậy của những nội dung có tính khởi sinh.”
Thu hoạch lúa xong không có nghĩa là dừng ở đó. Nếu bán được giá, chủ đề tiếp theo mà bà con hay nghĩ tới là sẽ chi tiêu ra sao với phần thu nhập vừa tạo ra, cho thằng cu đi học, hay mua cái xe Honda mới. Đơn giản nhất, với những cộng đồng vẫn còn truyền thống lưu giữ giống, những hạt giống tốt nhất sẽ được giữ lại, để tiếp tục khởi sinh ra một vụ mùa mới, cùng nhau.
Photo credit: Chris Corrigan
-Trung Slim-
Take care of yourself, Take care of this community
Gần 1 tuần sau khi kết thúc Art of Hosting Training Việt Nam lần thứ 5, thứ còn đọng lại trong mình nhiều nhất là những khoảnh khắc mình được làm việc cùng nhau và được sống cùng nhau.
Bức ảnh mô tả điều này rõ nhất trong mình. Trong cùng một không gian cộng đồng, mỗi người đều được “là mình” theo cách của riêng họ. Và mỗi người được chọn để làm điều họ cảm thấy ý nghĩa nhất vào lúc đó.
Có những con người đang hân hoan ngồi lại hòa ca đầy cảm xúc, có những con người đang làm nốt công việc cần làm để chuẩn bị cho ngày tiếp theo, có những con người sau khi tàn tiệc thì đã đi nghỉ sớm.
Trong một cộng đồng, bạn học cách để chăm sóc cho bản thân bạn và hiểu rõ bản thân cần gì vào lúc này. Bạn cũng học cách để hiểu và tôn trọng nhu cầu của những người xung quanh. Vẻ đẹp của sự tự tổ chức (self-organization) là khi chẳng có ai vẽ ra cho ai chúng ta “phải” làm gì, từ việc “hiểu” và “tôn trọng”, mỗi cá nhân chọn để ở vị trí phù hợp với họ nhất.
Ở chính vị trí đó, họ được chăm sóc và họ cũng sẵn lòng chăm sóc người khác.
Vì thế, dù cho hoạt động là gì trong bức tranh này, điều mình cảm thấy là niềm vui và sự nhẹ nhõm. Mình được “chăm sóc” bởi tiếng hát của mọi người, và thấy vui vì mọi người đang tận hưởng những khoảnh khắc cùng nhau đó. Còn mình và một số thành viên khác cũng đang tận hưởng cảm giác hoàn thiện một công việc, thấy tự hào vì từng mảnh ghép đã được đóng góp bởi các thành viên đang gắn kết thành một bức tranh tổng thể.
Và ở giữa bọn mình, có những người sẵn sàng chạy ra để giúp gắn một bức vẽ lên cao, có người đi loanh quanh ở cả hai bên vừa tận hưởng chút cồn vừa khúc khích cười với những câu bông đùa.
Đến tận bây giờ, mình vẫn luôn cảm thấy không gian cộng đồng này rất siêu thực: Vì ở đó, mình được thực hành “là mình” một cách trọn vẹn nhất, rũ bỏ áp lực mình “phải” làm gì đó vì mọi người đang làm vậy, và cho mình được ở nơi mình muốn ở nhất.
This post is nto yet available in English. You can contribute a translation by sending to artofhosting.vn@gmail.com.
"Nghe thật đơn giản mà càng thực hành càng thấy không hề giản đơn."
Hôm nay là ngày 1 của chương trình tập huấn Art of Hosting 4 ngày. Hơn 3h chiều mới bắt đầu và 6h kết thúc. Chỉ gần 3 tiếng với cả trăm con người gồm cả hosts và participants, vậy mà có biết bao điều đọng lại trong mình.
1 trong số đó là 2 nguyên tắc quen thuộc của phương pháp vòng tròn:
Listen with attention – Lắng nghe chú tâm Speak with intention – Chia sẻ để tâm
Nghe thật đơn giản mà càng thực hành càng thấy không hề giản đơn ^^ Mình biết 2 nguyên tắc của vòng tròn này từ hồi học Knowmads team 7 năm 2016. Đó là lần đầu tiên trong đời được ngồi trong 1 vòng tròn. Lần đầu tiên cất tiếng nói chia sẻ mà ai cũng lắng nghe và không sợ ai bình luận gì. Cũng là lần đầu học cách lắng nghe người khác nói. Chỉ nghe mà thôi.
Sau 1 chặng rất rất dài học cách lắng nghe, đặc biệt từ ngày học coach, là 1 người coach, mình đã hiểu được lắng nghe với sự chú tâm là như thế nào, và đã làm tương đối tốt trong nhiều cuộc trò chuyện.
Nhưng đến hôm nay mới ngẫm nghĩ kĩ hơn về nguyên tắc “Speak with intention”. Ồ không hề dễ nha. Khi nói rất dễ bị theo quán tính, nói theo thói quen, thuận miệng thì nói. Hoặc nói 1 lúc thì hồi hộp quá, lo lắng quá… lại nói đi đâu.
Đấy là cái khó của việc làm chủ được cảm xúc và có chánh niệm khi nói. Thế còn việc mình đang nói với intention- ý định gì, thì lại cần hiểu bản thân và hiểu chủ đề đang nói.
Mình có đang nói để thắng? Nói để thể hiện bản thân? Nói để chỉ trích ai đó? Mục đích mình đang nói THẬT SỰ là gì? Có hướng đến chủ đề và mục tiêu chung của nhóm hay không?
Rồi trong các cuộc nói chuyện hàng ngày. Mình nói với ý định gì liệu mình có để ý? Kể cả nói cho vui cho thoải mái cũng là 1 loại ý định.
Còn bài viết này mình viết với mục đích đầu tiên là duy trì bài đăng cho page :”) xong mở thư mục ảnh tìm chất liệu xem có gì hay ho để đăng. Rồi mới đến ý định tiếp là chiêm nghiệm về buổi training hehe
Mà Art of Hosting hay quá mọi người ạ. Cực kì đông người, vậy mà đang rào rào chia sẻ nói cười, chỉ cần hiệu lệnh đơn giản là người host giơ tay lên, ai nhìn thấy thì cũng giơ tay theo và ngừng nói. Chỉ vài giây là có 1 sự yên lặng phăng phắc mà yên ả. Lúc ấy mới biết lúc trước ồn ra sao.
Đấy chỉ là điều nhỏ xíu thôi ấy. Những thực hành để có những cuộc trò chuyện ý nghĩa, hiệu quả, trong sự quan tâm chăm sóc cho nhau và biết tự chăm sóc mình, mới là điều cực kì xịn Lại còn những khác biệt về ngôn ngữ & văn hoá nữa chứ. Mọi thứ cứ diễn ra mượt mà, ấm áp & gần gũi.
Biết ơn quá vì cuối cùng đã được tham gia Art of Hosting.
Mong chờ ngày mai có gì hay mình lại chia sẻ tiếp nha (mà nguyên buổi chiều nay cũng nhiều điều để kể lắm rồi).
Mọi người đang thực hành Nghe và Nói tiếng Việt như thế nào ạ?
-Bùi Quế Anh-
"Rất nhiều hy vọng đang được khởi lên"
Cuối cùng mình cũng được có mặt trong Art of Hosting năm nay, sau lần bỏ lỡ của đợt 2022.
Từ hôm qua đến giờ, mình kịp phỏng vấn vài người về lý do họ đến đây, (và với vài người thì là lý do họ quay lại).
Có người đi cùng cả team, họ làm việc trong 1 trường đại học quốc tế và cần thêm ý tưởng, công cụ để về tổ chức hoạt động cho sinh viên và cựu sinh viên.
Nhiều người từng là, hoặc đang là HR, tư vấn doanh nghiệp, đào tạo, phát triển con người, coaching, công tác xã hội… cần biết cách dẫn dắt và thu hoạch những cuộc trò chuyện để phục vụ cho công việc.
Có người, chỉ đơn giản là: tui quay lại đây vì dc gặp anh em, dc sống trong cái vibe đặc biệt mà khó có được ở nơi khác.
Hoặc, “anh quay lại đây vì lần trước anh đã biết chắc chắn là mình muốn tham gia lại lần tiếp theo. Và đây là lần tiếp theo nè”.
Và từ những chia sẻ đó, mình thấy rất nhiều hy vọng đang được khởi lên, vì cộng đồng AOH ngày một mở rộng và đang len lỏi vào nhiều dạng tổ chức khác nhau, với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Điều này theo mình là tất yếu trong bối cảnh mọi thứ đều xáo trộn, bất ổn, các tổ chức buộc phải tìm ra cách làm mới, cách hợp tác mới để huy động trí tuệ tập thể thì mới giải quyết được những vấn đề của họ.
Những điều khiến mình thích thú trong 2 ngày đầu tiên?
– Bái Đính hotel đúng là địa điểm phù hợp đến mức khó thay thế, với phòng hội nghị sức chứa siêu rộng, phòng nghỉ khá ổn, không gian thoáng đãng trong lành
– Là chương trình training duy nhất đến giờ không khiến mình căng thẳng hay áp lực, mà thích thú khám phá từng trải nghiệm học tập từ sáng đến chiều
– Được gặp nhiều người siêu thú vị, và luôn tìm dc điểm chung nào đó: làm cùng ngành, cùng thích thứ gì đó, cùng biết ai đó, bạn đồng môn, cùng chung giá trị hoặc đích đến…
– Hoạt động World Cafe’ với 80 người là 1 trải nghiệm khá wow. Tui muốn đi hết các nhóm để nghe câu chuyện của họ.
– Xin thả 1000 tim cho Team thiết kế trải nghiệm và tiến trình học tập
– Và thả thêm 1000 tim cho team hậu cần khi phải hỗ trợ gần trăm người suốt 4 ngày, lại còn lo dịch song ngữ.
Cảm ơn vì mình được tới đây và sống trong bầu không khí này, để được nuôi dưỡng lại những giấc mơ, những gì thực sự muốn làm trong sự nghiệp của mình.
-Lương Hải Anh-
"Chung sống cũng dễ mà!"
Ngày 2 Art of hosting đọng lại trong mình gói gọn trong 2 từ này!
Khởi nguồn đến từ giả định rằng chúng ta, miễn là con người thì đều cần được “ở trong” một cộng đồng, và ở trong cộng đồng tức là chung sống!
Đó có thể là gia đình, có thể là môi trường làm việc chung, những đồng nghiệp, có thể là những người “hàng xóm” quanh khu phố mình sống….. và điều quan trọng là mình mong muốn sẽ có sự hoà hợp khi chung sống với những môi trường, cộng đồng này.
Câu hỏi đặt ra sẽ là:
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể CHUNG SỐNG HOÀ HỢP?
Làm như thế nào để thực hành được CHUNG SỐNG?
Tôi cần điều gì để thực hành được CHUNG SỐNG?
Từ khoá mà mình thu hoạch được sau hoạt động thảo luận worldcafe là :
ĐỐI THOẠI – Khi chiến tranh nếu con người dừng nói chuyện với nhau thì cái gì nói chuyện với nhau? (Bom đạn phải k?) Giữ sự đối thoại là chìa khoá quan trọng!
Ý ĐỊNH RÕ RÀNG – Để đối thoại có thể xảy ra và hiệu quả thì việc lựa chọn phương pháp đối thoại rất quan trọng, điểm neo giữ sự tập trung chính là Ý ĐỊNH (kết quả mong muốn) mình đang mang vào cuộc đối thoại.
LÒNG CAN ĐẢM – Cuộc đối thoại đôi khi (nếu không muốn nói là phần lớn) thường không hề dễ dàng, vì vậy can đảm dấn thân thử sức với đối thoại, khởi xướng, thảo luận và thu hoạch những cuộc trò chuyện, trao đổi quan trọng là rất quan trọng (và việc này cần được hỗ trợ bằng rất nhiều yêu tố)
CHUNG SỐNG được hình thành khi có nhiều hơn 1 người, và nó được khởi đầu một cách rất tự nhiên.
Chị Trang Hippo có đưa ra ví dụ về CHỢ dân sinh (một minh hoạ rất sống động cho phần chung sống).
KHỞI ĐẦU : chợ được hình thành một cách tự nhiên, không ai đứng ra quyết định rằng chúng ta cần làm chợ, cũng không ai phân công rằng người này bán cái này, người kia bán cái kia hay là khu vực bán nên ở chỗ nào —> SỰ HỖN LOẠN.
TIẾP THEO : tổng quan trong chợ các khu vực sẽ như sau, các mặt hàng tạp hoá thường bán ở cổng, khu bán rau, khu bán cá, khu bán thịt lợn, chứ không bán chung lộn xộn. Khu hàng ăn sẽ ở giữa chợ – mọi người ăn xong đi lượn 1 vòng mua sắm… những sắp đặt, phân khu này của chợ đến từ sự liên tục quan sát và nhận ra về cách vận hành của mỗi cá nhân và tập thể, xác định được những khuôn mẫu trong hành vi của mọi người khi có mặt và tương tác với nhau, từ đó linh hoạt điểu chỉnh dần.—> TRẬT TỰ.
TIẾP THEO : Khi sự trật tự lớn hơn nữa, nhu cầu kiểm soát lớn hơn thì siêu thị hình thành! Sẽ có 1 nhóm cấp cao quyết định sẽ sắp xếp khu vực bày hàng như thế nào và bán cái gì, bán số lượng bao nhiêu. Và họ có thể là chuyên gia trong lĩnh vực đó —> và SỰ KIỂM SOÁT xảy ra ở đây.
Khi sự kiểm soát trở nên quá lớn có thể dẫn để đứt gãy, phản kháng, khởi nghĩa, đấu tranh… đây là trạng thái Chamos (trạng thái chiến tranh, vô vọng, suy tàn) —> Hỗn loạn cực điểm.
Với CHUNG SỐNG được nhận thấy trong sự phát triển của CHỢ – mình thấy chung sống hoà thuận thực chẳng dễ chút nào khó để giữ sự cân bằng và sự vừa đủ!
Nhưng khi thu hoạch một ngày cùng những anh chị em cùng học thì lại thấy.. ỏ! Chung sống cũng dễ mà!
-Phương Thảo-
"Cảm ơn tất cả những con người đã làm nên kỷ niệm đẹp này"
Cuối cùng sau nhiều lần lỡ hẹn, với sự trợ giúp của nhiều người, mình đã có mặt ở Art of Hosting năm nay, và là một trong tầm 100 người từ hơn 10 nước cùng nhau về một nơi để dành hẳn 3 ngày trọn vẹn học về “Chung sống”.
The post is not yet available in English. You can contribute the translation by sending to artofhosting.vn@gmail.com.
“Có cách nào để cho thành viên team tôi vừa phát huy tính tự chủ, sáng tạo, vừa gắn kết hơn không?”
Mỗi khi nhận được câu hỏi này, mình đều muốn chia sẻ về việc có thể bắt đầu từ quyền được mơ ước như thế nào.
Trong đợt Art of Hosting (AOH) vừa rồi, một trong những câu chuyện ấn tượng nhất mình nghe được là khi Trang (Steward của AOH VN) kể về một lần làm tư vấn cho tổ chức nọ, và đề xuất làm hoạt động Open Space, bác Giám đốc (Gđ) đã lo lắng là sẽ fail vì cho rằng nhân viên của mình chỉ quen làm những dự án đã có sẵn.
Open Space là hoạt động mời gọi người tham gia đề xuất những ý tưởng/ câu hỏi (khi đó họ trở thành caller – người khởi xướng) và mở ra không gian thảo luận cho bất cứ ai muốn tham gia. Không quan trọng địa vị, năm kinh nghiệm… bất cứ ai đều có thể làm caller, và một Open Space có thể mở đến 10 cuộc thảo luận diễn ra cùng lúc (tùy theo số lượng team).
Bác GĐ còn dự phòng một số ý tưởng để chia sẻ, nếu không ai nghĩ ra cái gì, và nhóm Faci cũng đồng ý.
Nhưng thật bất ngờ, khi hoạt động Open Space được giới thiệu, các nhân viên đã rất hăm hở đi lên và viết các ý tưởng của mình, nhiều đến nỗi bác Gđ sợ hãi và muốn ngăn mọi người bớt lại. Bác sợ là ý tưởng mở ra nhưng không thực hiện được sẽ khiến mọi người nản chí.
Nhưng nhóm Faci và bác Gđ sau đó đã nhận ra vì sao mọi người khí thế như vậy, vì họ cần được mơ ước, và có quyền được mơ ước. Hàng ngày họ đã luôn phải làm các công việc được định sẵn, các dự án được rót xuống, và họ không có không gian, thời gian để được mơ mộng, cho đến thời điểm đó.
Cuối chương trình nhóm Faci đã ghi chép lại đầy đủ tất cả các ý tưởng để gửi lại team. Cũng không biết có thành thật hay không, nhưng trải nghiệm đó sẽ giúp mọi người có năng lượng, cảm xúc để tiếp tục mơ ước, và trở thành chất liệu, cảm hứng cho các dự án sau này.
Khi nghe Trang kể vậy mình cũng nhớ đến một lần tương tự, khi mình và đồng nghiệp cũng tư vấn cho một công ty, và muốn làm hoạt động Dream Board (dùng hình ảnh, từ ngữ thể hiện mong muốn của mình). Trước đó bọn mình cũng lo ngại không biết mọi người có hưởng ứng không, hay lại thấy việc đang quá nhiều rồi còn thời gian đâu mà mơ ước.
Nhưng không, ngay khi mình hướng dẫn mọi người, trong đó có câu hỏi “Nếu mọi thứ đều có thể thì team muốn làm gì?” thì các anh chị ngẩn ra một lúc, nhưng mắt sáng lên. Và mọi người lao vào làm DB ngay lập tức, tờ A1 không đủ còn phải lấy thêm giấy để làm.
Năng lượng trong phòng tăng vọt, mà giờ nhìn lại mình càng hiểu đó là sức sống của việc được mơ ước, được “phóng sinh” những ý tưởng có vẻ điên rồ mà không bị triệt tiêu từ trong trứng nước, như trong bối cảnh làm việc hàng ngày gò bó.
Đối với nhóm làm về phát triển bản thân như mình thì việc trước khi bắt đầu dự án bọn mình đều ngồi với nhau và chia sẻ về dream đã là một nghi thức. Khi viết xuống, thật ra những điều đó cũng thể hiện được mục tiêu chương trình chứ không bị “em đi xa quá”, nhưng từ “dream” thực sự gợi mở và mang lại nhiều cảm hứng cho chúng mình để bắt tay vào làm việc, biến mọi ý tưởng thành hiện thực hơn!
Mình mong là trong những bối cảnh làm việc, đội nhóm khác nhau, mọi người vẫn được hỏi và dành thời gian để cùng nhau chia sẻ mơ ước mà mình cùng muốn đi tới. Điều này cũng thể hiện sự tin tưởng vào giá trị và năng lực hành động của mỗi người, cũng như khiến team hiểu và gần nhau hơn.
Hơn nữa, chẳng phải nhiều phát minh, sáng chế đã được khởi đầu từ một giấc mơ nào đó hay sao? (như câu chuyện của Steve Jobs).
Bài viết này cũng để tri ân bác Harrison Owen, cha đẻ của Open Space, mới qua đời hôm 16.03, đúng hôm bọn mình làm hoạt động này ở A0H. Cám ơn bác vì đã thiết kế một công cụ thú vị và mang lại giá trị cho việc xây dựng đội nhóm trong gần 45 năm qua
Written by Linh Pham, before the Art of Hosting training 2022 in Vietnam
On my bookshelf sits a copy of Samin Nosrat’s Salt Fat Acid Heat. The premise of the book is simple: the art of cooking is boiled down to those four fundamental elements, mastering those elements and you are well on your way to becoming a chef.
I do not cook much in my house. Of the 450 pages in Nosrat’s book, only one is marked: the timing for a perfect hard boiled egg (5 minutes for mine). But I do appreciate the way Nosrat teaches others how to cook by focusing on one element at a time. Which, incidentally, is also the point of the four-fold practice.
Never have I been to an Art of Hosting training where the four-fold isn’t taught. Indeed it would be one of the first, if not the first, practice to be shared with participants. Similarly to Nosrat’s idea, the four-fold provides a simple structure for practice, focusing on those folds and you are well on your way to becoming a host. Here is my reflection of what each fold means to me.
First fold: hosting self
Hosting self means holding space for the best version of myself to emerge. This could be as simple as making sure that I eat enough; when I’m famished the only conversation that matters is when will the next meal be. Or that I’m well rested so that I don’t fall asleep when others are talking.
Aside from physical health, hosting self is also about my mental and emotional well-being. It is about acknowledging my judgments and emotional triggers, so that I can listen with an open mind, and an open heart. Hosting self is also letting go of my attachments, so that I can keep an open will and accept whatever that wants to happen.
As far as the concrete how, each practitioner has different ways to host themself. I go to a rock climbing gym to stay fit and relieve stress. I follow a conscious plant medicine practice as a means for reflection and spiritual growth. Coming to an AoH training you will have a chance to learn from others the myriad of ways that they host themself.
Second fold: being hosted
I’m convinced that good food motivates people to become chefs. Similarly, being in a well hosted conversation can motivate people to practice the Art of Hosting. And so the second fold is about learning to be a participant.
Here I practice listening deeply and speaking truthfully. I also learn when to speak up and when to stay silent. It may sound corny but the heart is a pretty good guide here. If I feel like my chest would burst if I do not speak out, then it is a good indicator that what I need to share comes from the heart, not the ego.
This fold is a reason why the AoH is also called the Art of Participatory Leadership, for the participant has an active role to help “co-host” the conversation. I co-host by trusting the host and the process, even if the conversation is not going the way I hope it would. I co-host by respecting the instructions and speaking only when it’s my turn. And I co-host by being there fully, for others, for the host, and for myself.
Third fold: hosting others
When being a chef, it’s probably better to have your food shared rather than enjoying it alone. And so is with the third fold, the fold of hosting others.
This fold contains the methodologies, like the Circle Practice or the Open Space Technology, that can be used to host a conversation. This fold also reminds the host to pay attention to the liminal space: the mindset and setting of the group, the guiding principles, the unseen energy.
Above all, this fold for me is about being of service. It is trying to understand the group’s needs, and then forming the suitable flow and questions. And like any other servants, if I do my job well enough, the group might even forget that I am there and just enjoy the conversation in the space that I have set up for them.
In an AoH training, the hosting team mostly stays in the background. In fact most of the training will be hosted by the participants themselves, with coaching and support from the hosting team. It is a safe space to try and learn.
Fourth fold: community of practice
Nosrat first learned to cook at Chez Panisse — a famous restaurant in San Francisco that made her fall in love with the art after just one meal. Here she learned and tried and failed. And eventually harvested enough wisdom to pass on to others. At Chez Panisse Nosrat found her community of practice.
I first learned about the AoH in 2016, in the first training that was ever held in Vietnam. I didn’t become a host right away afterward, what I had was a group of friends who shared the same mindset, principles, and practices. With them I kept learning, trying, and failing. And eventually gained enough experience to offer hosting service to others.
The AoH field in Vietnam is quite young, but it is growing. I wouldn’t be writing this article if not for anh Huân and chị Trang, the callers of this training. And they wouldn’t have put out the call had they not heard the desire of new practitioners to learn, and the yearning of experienced ones to reunite. We are so fortunate to have the love and support of the global community as well. We have stewards (aka head chefs) coming from overseas to share their wisdom and experience from fields around the world. Come to the training and you will meet us. We are weird, we love to laugh, love to hug, and love to meet newcomers.
The four-fold is a practice, and like a shower, it works best when done regularly. Fortunately, one needn’t call themself a host to start practicing. For the Art of Hosting, ultimately, is just the Art of Living — living a life where I am healthy, engaged, have meaning, and loved. So join us, if you can. And if you can’t this time, I have faith that there will be more and more gatherings in the years to come.