Từ 4 NẾP đến CHĂM MÌNH

Từ 4 NẾP đến CHĂM MÌNH

Bài viết bởi Lê Võ Thùy Dương

Buổi sinh hoạt tháng 6 của cộng đồng Art of Hosting (AOH) tại Hà Nội đã diễn ra thật rộn rã với thật nhiều tiếng cười, với chủ đề “Chăm Mình” và câu hỏi trọng tâm: “Làm thế nào để chăm mình trong bối cảnh nhiều vai trò, trách nhiệm?”.

Sự kiện này dành cho các cựu học viên của AOH, hay bất cứ ai quan tâm đến AOH hoặc chủ đề. Đặc biệt, mình cũng gửi lời mời tới các bạn givers đã hỗ trợ mình trong hoạt động crowdfunding trước đó, để chia sẻ về những điều tâm đắc mình được học.

Vòng tròn sinh hoạt

Và điều đó trước hết là 4 Nếp, thực hành cốt lõi của AOH, cũng là cảm hứng để mình call buổi này. Từ những lời mời về “Host yourself – Be hosted – Host others – Community hosting itself”, mình và các co-hosts Thảo Phương, Bùi Mai Phương, cũng như các anh chị em tư vấn từ xa, đã đi từ chỗ mông lung đến sáng tỏ hơn, nên dù sáng CN làm event mà chiều thứ 6 bọn mình khi vẫn thấy lỗ hổng nên đã phải đổi toàn bộ câu hỏi, thì trộm vía event vẫn diễn ra suôn sẻ 😆🥹

Trung tâm vòng tròn

Gần 20 người chúng mình đã dành 3 tiếng của buổi sáng để chia sẻ với nhau thật nhiều, từ những khó khăn gặp phải, đến những “trải nghiệm thành công” (nghe hơi đa cấp nhở 🤣), đến những hành động cụ thể mỗi người sẽ tiếp tục làm hoặc thử làm để chăm mình tốt hơn.

Những vòng tròn nhỏ lần lượt diễn ra theo mô hình World Cafes, để từ đó các câu chuyện cũng được mở ra với những cảm xúc có lúc thật khó, nhưng đều được chấp nhận và lắng nghe với sự hiện diện dành cho nhau.

Một vòng tròn nhỏ trong World Cafe

Đến phần Thu hoạch (Harvest), khi được mời làm một động tác mang thông điệp “Chăm Mình” để các nhóm khác đều làm theo, mỗi nhóm đều có những sự thể hiện thật sáng tạo, hài hước: Từ bơi & chuyển động, yoga cánh bướm, hát Babyshark, đến phần dựa vào vai nhau…

Có lẽ không gian xinh xắn của trường Mầm non cũng đã gợi cảm hứng để chúng mình có nhiều ý tưởng sinh động đến như vậy.

Sau đó các nhóm cũng lần lượt trình bày về Next Steps của mỗi bạn, và qua phần này chúng mình cũng đã học hỏi được từ nhau nhiều, biết thêm những công cụ/ thực hành để chăm sóc bản thân. 👉 Một số điều cũng đã được các bạn nhắc lại vài lần ở vòng check-out như:

  • Check-in cảm xúc với Chat GPT. Nhưng vẫn không quên lắng nghe bản thân mình nhé 😉
  • Nhìn lên bầu trời, ngắm nhìn thiên nhiên (hay đôi lúc là nhìn lên trần nhà tùy bối cảnh keke)
  • Hát, viết, vẽ, chơi ukelele, nhảy múa 💃💃 bất cứ một hoạt động sáng tạo nào, với sự chú tâm
  • Gạn lọc lòng mình, dọn “rác” sau mỗi trải nghiệm intensive
  • Cười tươi, cho mình những giây phút giải trí, được cười thật nhiều!

Và còn nhiều nhiều những chia sẻ khác. Chúng mình cũng dành cho nhau những lời chúc trước khi đóng lại circle như cố gắng thực hành 4 Nếp trong nhiều mặt của đời sống, giữ cho mình tâm thế cởi mở, dù điều gì xảy ra thì “life goes on” cuộc sống vẫn tiếp diễn để mình đi tiếp.

Đối với mình đó là buổi sáng trọn vẹn, là một trải nghiệm đẹp và vui vẻ, với những người bạn, người mới gặp nhưng đều thật thân thương 😍

🙏 Một lần nữa cám ơn các co-hosts lần đầu collab Thảo, Phương mà chúng mình cũng ổn áp phết nhỉ ^^ Cám ơn các anh chị em hỗ trợ từ sớm là anh Huân, em Ly, chị Khánh. Em xin cám ơn các cô giáo trường Mầm non Mầm Xanh đã hỗ trợ địa điểm để chúng em thực hiện workshop.

Cám ơn tất cả các bạn đã đến để tháng 6 của mình đã được bắt đầu thật tuyệt nhaaa 😡

Có thể ứng dụng gì từ cách tổ chức AoH vào công tác Đào tạo trong Doanh Nghiệp

Có thể ứng dụng gì từ cách tổ chức AoH vào công tác Đào tạo trong Doanh Nghiệp

Bài viết bởi Nguyễn Trương Bảo Khuyên

Ngày 12.5 vừa rồi, cộng đồng thực hành tại Sài Gòn tổ chức buổi kể chuyện tổ chức AoH cho cộng đồng đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp.

Trong khoảng thời gian 3.5 tiếng, nhóm tạo ra trải nghiệm không khí AoH nhiều nhất có thể cho người tham gia. Thực hành 4 nếp được đưa vào vũ điệu DUP, check-in và cả hoạt động thiết lập thoả thuận nhóm.

Hoạt động chính là phần kể chuyện AoH. 4 nhóm kể chuyện được mời gọi “kể về 1 trải nghiệm của mình tại AoH mà mình thấy khác với training truyền thống mà mình nghĩ rằng có thể có ích cho văn hoá học trong tổ chức”.

4 vòng tròn kể chuyện về:

  1. Cách mời AoH training
  2. Cách đồng thiết kế chương trình
  3. Cách phân các vai trò khác nhau trong người học, thúc đẩy sự từ chủ.
  4. Cách ứng dụng & những khó khăn trong ứng dụng AoH trong doanh nghiệp

Thu hoạch vòng tròn kể chuyện khởi xướng một chương trình AOH

Thu hoạch vòng tròn kể chuyện về cách thiết kế và mời gọi đồng kiến tạo từ người tham gia AOH

Thu hoạch vòng tròn kể chuyện về các vai trò trong một chương trình AOH

Thu hoạch vòng tròn kể chuyện ứng dụng AOH vào doanh nghiệp


Sau vòng tròn kể chuyện, các thành viên chiêm nghiệm cá nhân và theo nhóm những điều có ý nghĩa với mình để đóng góp cho tập thể
.

Thu hoạch từ các nhóm chiêm nghiệm sau vòng tròn kể chuyện

Những khoảnh khắc aha và chiêm nghiệm

Người tham dự chia sẻ “AoH không chỉ là huấn luyện công cụ mà chính là một lối sống. Điều này giúp cho người tham gia AoH vẫn quay lại hàng năm”.

Những câu hỏi nổi lên như:

• Làm sao thuyết phục Sếp/ mọi người TIN rằng mời tiếng nói tập thể sẽ hiểu quả hơn?

• Làm sao áp dụng trong bối cảnh nhanh/ đòi hỏi KPI của doanh nghiệp?

• Rốt cuộc AoH là gì?

Vẫn mong chờ những buổi “bắt cầu” tiếp theo khác giữa AoH và cộng đồng khác nhau.

Người lạ ơi – Gặp mặt AoH Hà Nội T4/2024

Người lạ ơi – Gặp mặt AoH Hà Nội T4/2024

Hoà vào dòng chảy cộng đồng thực hành Art of Hosting, bọn mình Linh Nguyen, Vũ Ngọc Diệp , Bùi Mai Phương, Linh Thuynguyen đã cùng nhau khởi xướng và chủ trì một buổi sinh hoạt cộng đồng với chủ đề “Người lạ ơi“.

Gần 20 con người lạ có, quen có, già có, trẻ có đã cùng tham gia và đem đến những câu chuyện sống động, có sức gắn kết tất cả mọi người với nhau.

Câu hỏi chủ đề của buổi sinh hoạt cộng đồng lần này là:

Làm thế nào để kết nối những người lạ thành người quen?

Làm thế nào để người quen ko trở thành người lạ?

Trong hơn 2 tiếng của buổi sinh hoạt, chúng mình được nghe rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng về những mối nhân duyên được bắt đầu từ những câu hỏi, sự quan tâm, chu đáo… Bên cạnh đó cũng có những tiếc nuối, trăn trở khi những mối thân tình trước đây nay trở nên xa lạ, vì những khúc mắc, thiếu thốn thời gian, thiếu sự chú ý dành cho nhau.

Các nhóm nhỏ trong World Cafe

Một điều đặc biệt làm nên giá trị cho buổi sinh hoạt là có sự tham gia của các cô, chú, những người đã đi trước bọn mình rất nhiều năm. Những chia sẻ, câu chuyện của các cô, chú đã cho chúng mình thấy thêm những bài học, góc nhìn khác nhau về mối quan hệ trong cuộc sống. Những bài học mà có thể nhiều năm nữa chúng mình sẽ trải qua. Nhưng cho dù ở độ tuổi nào, thì mọi người cũng đều có chung mong muốn xây dựng, duy trì, sửa chữa những mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

Kết bạn với người lạ thường chỉ bắt đầu đơn giản bằng một nụ cười, một lời tán dương hoặc một câu chuyện phiếm. Nhưng để duy trì mối quan hệ thân quen cần vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Kết thúc buổi sinh hoạt, chúng mình đã cùng nhau khám phá những điều cần thiết để duy trì một mối quan hệ từ xa lạ thành thân quen và ngày càng trở nên thân thiết. Những điều này có thể bắt đầu từ ý định tốt đẹp dành cho nhau, những cuộc đối thoại cởi mở, chân thành, sự tin tưởng, chú tâm, lòng bao dung, biết ơn, trân trọng và tự hài lòng với những gì đang có…

Câu hỏi mời gọi và thu hoạch cuối buổi về những thực hành giúp duy trì mối quan hệ thân quen

Sau buổi sinh hoạt lần này chúng mình nhận thấy có 2 câu hỏi đang chờ được khởi xướng cho các buổi tiếp theo.

1. Tại sao chúng ta lại thấy khó mở lời hỏi nhờ giúp đỡ?

2. Tại sao nam giới lại ít tham gia vào các hoạt động trò chuyện, kết nối như các hoạt động gathering hôm nay?

Nếu bạn thấy những câu hỏi này chạm đến mình, và muốn khởi xướng trong thời gian tới thì đừng quên loa lên cho bọn mình cùng tham gia nhé.

Hosting team lần này rất biết ơn sự hỗ trợ từ những người đi trước để việc thực hành Art of Hosting luôn được tiếp diễn.