Ngày 3 - Khởi
Đi tới: Tiến trình & Hình ảnh | Câu chuyện | Hình thu hoạch
Tiến trình của ngày
- Thực hành sáng
- Ăn sáng
- Giới thiệu Ngày 3
- Meta-harvest từ Ngày 2
- Check in
- Giới thiệu Câu hỏi Quyền năng & Mô hình Hơi thở
- Dạo bước thiên nhiên
- Open Space Technology
- Ăn trưa
- Open Space Technology (tiếp)
- Hành trình Tri thức
- Bảng tin khu phố
- Check out
- Ăn tối
- Thời gian thu hoạch, coaching & chuẩn bị
- Ăn mừng
Ngày 3, Thay đổi bắt đầu từ chính tôi, và tôi không một mình
Bài viết tiếng Anh bởi Lily Chen, dịch bởi Nam Taro
Tôi bắt đầu ngày thứ 3 của khóa tập huấn Nghệ Thuật Chủ Trì với nhiều sức sống hơn những ngày trước. Tôi thực sự mong chờ đến hoạt động Không Gian Mở (Open Space Technology) vì những trải nghiệm trước đây tôi có trong bối cảnh đời thường hơn cùng hai người bạn thân, Narayan và Hailey. Trải nghiệm tuyệt vời đó thôi thúc tôi khám phá cách mà phương pháp này được ứng dụng trong bối cảnh chuyên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Tôi mong có thể đào sâu hơn về tính khả thi của việc sử dụng Không Gian Mở như một công cụ tạo nên thay đổi tích cực.
Tôi tham gia chương trình lần này với niềm tin trọn vẹn vào sức mạnh của Nghệ Thuật Chủ Trì trong việc thúc đẩy đối thoại, tăng cường kết nối giữa các cá nhân và mở ra con đường rộng mở cho những thay đổi tích cực trong xã hội. Đây đều là lẽ sống của tôi.
Hoạt động chính đầu ngày là Dạo Bước Thiên Nhiên. Những tưởng sẽ là một buổi sáng yên ả, những đám mây xám xịt khiến tôi thấy bận lòng. Suy tư về môi trường – các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, vân vân – ập vào tâm trí tôi, cuốn đi những mong ước bình yên trước đó. Tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng ta lại có thể chọn để hi sinh môi trường và sức khỏe để đổi lấy sự phát triển kinh tế. Một câu hỏi văng vẳng trong đầu: Liệu Nghệ Thuật Chủ Trì có thể hỗ trợ tôi mang lại thay đổi ra sao cho thế giới này?
Sau khi quay lại phòng tập huấn để chuẩn bị cho hoạt động Không Gian Mở, mọi người bắt đầu giới thiệu và dán các bảng thông báo về chủ đề họ muốn mời gọi. Tôi đã e dè mất một lúc trước khi quyết định lên tiếng cho câu hỏi của mình: “Nghệ Thuật Chủ Trì có thể truyền cảm hứng cho chúng ta trở thành những công dân có trách nghiệm trên hành tinh này như thế nào?”
Bữa trưa kết thúc, cuối cùng cũng đến khoảng thời gian cho chủ đề của tôi. Tôi nhớ lúc mình ngồi trong vòng tròn nhỏ và chờ đợi những ai quan tâm bước tới. Wendy và Chi đã đến bên tôi. Tôi có cơ hội nghe sự bối rối của Wendy trong một sự kiện gần đây khi cô ấy cố gắng giúp đỡ một số người. Từng lời Wendy chia sẻ cho tôi cảm rõ nỗi đau và ẩn ức, cũng như sự nhiệt tâm của cô ấy với mong muốn hỗ trợ. Cả ba chúng tôi cũng có chung những trải nghiệm chứng kiến thực hành Chủ trì mang những con người từ đa dạng độ tuổi, đất nước và nghề nghiệp đến với nhau với cùng một mục tiêu. Chúng ta có thể sử dụng thực hành Chủ trì ra sao để giúp mọi người tìm kiếm nền tảng chung? Cuộc trò chuyện trở nên rất thú vị và chúng tôi nhận ra rằng thực hành Nghệ Thuật Chủ Trì chỉ phát huy tác dụng khi mỗi người trong chúng ta mang vào cuộc trò chuyện sự ý thức, ý định tử tế và sự cởi mở. Phép màu bắt đầu từ chính ý thức nơi mỗi chúng ta.
Thực hành Nghệ Thuật Chủ Trì như một cây cầu bắc qua sông; còn thứ thực sự giúp chúng ta băng qua con sông đó lại là nhận thức bản thân. Tôi chợt vỡ một điều: Tôi luôn muốn thay đổi người khác theo nhiều cách khác nhau. Tôi từng mong cầu điều đó qua các chiến dịch hoạt động xã hội, giờ đây, tôi nhận ra tôi có cùng mong cầu đó cho thực hành Chủ trì.
Liệu chúng ta có thể thực sự thay đổi được người khác? Và liệu có thực sự cần thiết phải thay đổi họ? Việc thay đổi người khác có phải là mục tiêu của việc thực hành Nghệ Thuật Chủ Trì?
Tôi nhận ra, thay đổi thực sự bắt đầu từ chính tôi. Và ngay lập tức, tôi thay đổi câu hỏi của mình: “Thực hành Chủ trì có thể giúp tôi trở thành một người có trách nhiệm hơn ra sao?” Có vẻ như câu hỏi hướng tới một sự thay đổi nhỏ hơn nhiều, nhưng với tôi, đó là một điều rất quyền năng. Nếu tôi thực sự thực hành Nghệ Thuật Chủ Trì như một Nghệ Thuật Sống và hành động với sự thấu-biết và tử tế, điều gì sẽ trở nên khả thi? Cuộc sống xung quanh tôi sẽ có thể khác đi thế nào? Đóng lại vòng tròn nhỏ, trái tim tôi ngập tràn niềm biết ơn và sự rõ ràng.
Sau khi hoạt động Không Gian Mở đóng lại, tôi cảm thấy lòng đầy trân quý và bước vào hoạt động tiếp theo với tên gọi Hành Trình Tri Thức. Tôi chọn tham gia hoạt động Trò Chơi Câu Hỏi Tinh Quái chủ trì bởi Batman. Trong trò chơi này, mỗi người chơi sẽ lần lượt khoác lên hai vai trò: Người mang câu hỏi và Người hỗ trợ. Người mang câu hỏi sẽ mang vào một câu hỏi liên quan đến một thử thách trong cuộc sống của họ, còn người hỗ trợ sẽ giúp mang lại sự rõ ràng và góc nhì mời bằng cách đặt thêm câu hỏi. Tôi tham gia một vòng trong vai trò hỗ trợ với câu hỏi “Làm thế nào để tôi có thể nói ‘không’ với sự chân thành?” được người mang câu hỏi mang vào.
Ngay khi nghe câu hỏi, tôi vỡ lẽ hóa ra mình chẳng một mình, có người cũng thấy việc từ chối thực sự khó mà. Rồi tôi lưỡng lự, “Mình cũng không tốt trong việc này thì làm sao mà giúp gì được người ta cơ chứ”. Có thêm 3 người hỗ trợ khác trong vòng này ngoài tôi, chúng tôi lần lượt viết những câu hỏi mà chúng tôi nghĩ có thể giúp cho người mang câu hỏi ban đầu. Và điều ngạc nhiên là, khi đến lượt tôi, đầu óc tôi trở nên sáng rõ và các câu hỏi cứ thế bật ra từ nhiều góc độ khác nhau.
Mỗi câu hỏi được đọc to lên đều được viết cẩn thận lên những chiếc giấy nhớ nhiều màu sắc. Nhìn bức tranh khảm đủ màu trên nền nhà khi hoạt động kết thúc, chúng tôi như ngây ra, chỉ một câu hỏi nhỏ nhưng lại có thể được khám phá theo thật nhiều góc cạnh và cảm quan. Đây thực sự là trí tuệ tập thể trong việc gọt giũa câu hỏi và mang lại sự thông tuệ cho nhau. Trong vai người hỗ trợ, tôi nghiệm ra một tiềm năng khởi lên trong mình về việc hỗ trợ người khác qua những câu hỏi mang lại góc nhìn đa dạng. Nỗ lực tập thể này là minh chứng cho khả năng chuyển hóa của quá trình mở lòng và học hỏi cùng nhau. Sự thay đổi bắt nguồn từ chính chúng ta, nhưng chúng ta cũng không một mình chút nào trên hành trình này.
Ngày thứ 3 đóng lại với một chiếc pạc-ti vào buổi tối. Trong khi thưởng thức những màn biểu diễn, tôi cùng bạn của mình hỗ trợ việc thu hoạch những điều cả tập thể học được trong ngày qua việc thể hiện những gam màu và hình ảnh sáng tạo. Dù khả năng nghệ thuật mỗi người mỗi khác, chúng tôi cùng nhau chuyển tải những điều chúng tôi cảm thấy với màu và giấy. Mỗi người chúng tôi góp một nét vào bức tranh rực rỡ sắc màu của trải nghiệm chung. Trong khi những lời ca, điệu nhảy sống động vẫn cứ tiếp tục, tôi cảm thấy trong lòng mình một sự chuyển hóa thầm kín đang cắm rễ sâu dần – điều gì đó đại diện cho sức mạnh của tập thể, sự phát triển và học hỏi cùng nhau tôi được chứng kiến những ngày qua.
Mô hình Hơi thở & Câu hỏi Quyền năng
Tư liệu bổ trợ:
- Video: Steve chia sẻ về Câu hỏi Quyền năng trong khóa AoH 2018
- Video: Linh Batman chia sẻ về Mô hình Hơi thở trong khóa AoH 2018
- PDF: The Art of Powerful Questions
Dạo bước thiên nhiên
Open Space Technology – Không gian Mở
Xác định ranh giới (Khuyên)
Thiết kế từ Thu hoạch (Narayan)
Ra quyết định tập thể (Ellie)
Tài liệu bổ trợ: Phương pháp Generative Decision Making
Mô hình Hai vòng lặp trong thay đổi hệ thống (Trang Hippo)
Tài liệu bổ trợ: video của Berkana Institute
Visual Sensemaking (Sothearat)
Tài liệu bổ trợ: Four Levels of Scribing của Kelvy Bird